1. Giải rượu ư? Tại sao uống rượu lại say!?
Câu hỏi tưởng chừng rất buồn cười nhưng nhiều người sẽ không biết câu trả lời.
Khi cơ thể hấp thụ một lượng cồn vượt mức chịu đựng, nó sẽ buộc phải “lên tiếng” bằng các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy, đau nhứt cơ, nôn ọe,… Cụ thể hơn, trong cồn có một chất gọi là “acetaldehyde”[footnote]a-xê-tan-đe-hít[/footnote], mà vốn dĩ chất này có tính độc. Chính vì thế, khi hấp thụ chất này quá nhiều, cơ thể sẽ sinh ra các hiện tượng “say rượu” kể trên.

Ngày nay có rất nhiều loại thuốc giải rượu được bán trên thị trường. Đặc biệt tại Hàn Quốc, thuốc giải rượu có vô vàn chủng loại, đồng thời cũng được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thực sự “trị liệu” cho cơ thể sau khi uống hay không thì đó vẫn còn là một câu hỏi đang bỏ ngỏ.
Thông thường, sau một đêm say thừa chết thiếu sống, khi tỉnh dậy, bạn sẽ cảm thấy đau rát cổ, đau đầu, khát nước và rất mệt mỏi. Và các loại thuốc giải rượu thì phần lớn chỉ tập trung giải quyết các cảm giác này, thay vì tập trung vào việc giải độc hay trị liệu cơ thể. Giải độc hay trị liệu cơ thể mà UncleThink đề cập ở đây là khả năng phân giải độc tính của acetaldehyde hoặc hỗ trợ trong việc không cho cơ thể hấp thụ acetaldehyde.

Không phải thuốc giải rượu nào cũng có tác dụng giải độc, trị liệu cơ thể, và UncleThink cũng không phủ nhận công dụng của một số loại thuốc giải rượu có thành phần rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn luôn nghĩ có loại thuốc này là thần thánh thì chỉ cần cân nhắc lại một chút là được.
Vậy nên, nếu bạn muốn tìm một loại thuốc giải rượu vừa giải quyết được triệu chứng say, vừa trị liệu cơ thể từ bên trong thì nên tìm hiểu thành phần của nó một cách kỹ càng trước khi uống, chứ đừng bạ đâu uống đấy.
Ngoài một số loại trái cây hỗ trợ giải độc rượu như dưa hấu, chanh, bưởi, dừa,… UncleThink sẽ kể tên một số loại trái cây khác cũng có tác dụng rất tốt[footnote]nếu không muốn nói là vượt trội hơn[/footnote] trong việc giải rượu. Mời bạn tham khảo và áp dụng thử khi cần thiết nhé!

2. Chàng trai họ Lê, tên Hàn Quốc
Lê là loại trái cây giúp bổ sung nước rất mạnh cho cơ thể. Chính vì thế từ trước đến giờ, lê cũng đã được liệt vào hàng thực phẩm giải rượu.
Tuy nhiên, lê Hàn Quốc lại có nhiều vượt trội hơn các giống lê khác. Dù là so sánh với lê của Úc hay các nước châu Âu khác, thì lê Hàn Quốc vẫn có thành phần dinh dưỡng và độ mọng vượt trội hơn.
Cụ thể, Viện nghiên cứu khoa học công nghệ liên bang Úc (CSIRO) có công bố, hàm lượng ADH, ALDH [footnote]các hóc-môn giúp ức chế việc hấp thụ cồn vào cơ thể[/footnote]rất phong phú, vượt trội hơn nhiều lần so với giống lê của Úc.

“Lần đầu đọc kết quả nghiên cứu phía trên, UncleThink không ấn tượng về dinh dưỡng của giống lê Hàn Quốc, nhưng lại bị thuyết phục bởi cách họ nâng tầm giống lê của xứ họ. Họ tìm ra điểm mạnh giống lê xứ họ, nghiên cứu, rồi so kè chất lượng với các giống khác, từ đó khẳng định chất lượng của mình. Đặc biệt hơn, kết quả nghiên cứu không dùng để quảng bá ra thị trường nước ngoài, mà được tập trung truyền thông cho chính thị trường trong nước, hướng người dân tự nhận thức được giá trị của “sản phẩm nội địa”.
— UncleThink
3. Măng tây
Để UncleThink kể một câu chuyện: ” Ngày xửa ngày xưa, măng tây được gọi là “Asparagus”. Rồi khi nghiên cứu thì họ phát hiện trong Asparagus có một chất có hiệu quả cao trong việc phục hồi gan. Tuy nhiên, chất này cũng có trong một số loại rau quả khác, điển hình có thể kể ra ở đây chính là “giá đỗ”.

Nhưng điều đặc biệt là chất này trong măng tây lại nhiều và vượt trội hơn hẳn các loại rau củ quả khác. Chính vì thế, nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên chất đó là “Asparagine”, dựa theo tên tiếng Anh của măng tây.
Lượng Asparagine có trong măng tây nhiều gấp 10 lần so với giá đỗ. Măng tây có thể xay chung với các loại trái cây khác để ăn, hoặc trụng sơ qua nước nóng trong khoảng 30 giây rồi ăn cũng được.
Tốt là thế nhưng măng tây lại đắt hơn giá đỗ rất nhiều. Nên mặc dù có hiệu quả, nhưng măng tây lại ít được dùng để giải rượu hơn. Trong khi đó, độ phổ thông của giá đỗ mới thực sự là lí do khiến nó trở thành cái tên đầu tiên được mọi người nghĩ đến khi giải rượu.

4. Dưa leo
Sau một đêm dồn nước để giải độc rượu, sáng hôm sau thức dậy cơ thể sẽ như bị khô cạn. Những lúc này, thay vì nốc cho no nước, bạn nên giải khát bằng dưa leo, một thứ rau củ với 96% là nước.
Đặc biệt, với dưa leo, cơ thể không chỉ được bổ sung lượng nước bị hao hụt, mà còn bổ sung điện giải, hỗ trợ tích cực bài tiết chất cặn bã.
5. Cà chua
Theo một nghiên cứu của Kagome (Asahi Group Holdings), thì nếu ăn cà chua sau khi uống rượu, nó sẽ giúp giải quyết khoảng 30% nồng độ cồn trong cơ thể.
Kết quả phân tích cho thấy, công dụng chính của cà chua lúc này đó là phân giải acetaldehyde, từ đó giúp làm giảm lượng cồn mà cơ thể chuẩn bị hấp thụ.

Bài viết lần này của UncleThink đến đây là kết thúc. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.