Kiwi rừng, trại chủ xuất thân từ văn phòng

Trang trại Kiwi rừng

Nguồn tham khảo

UncleThink xin giới thiệu đôi nét về mô hình

– Trại chủ: Mr.권용대 (Kwon Yong Dae) 

 – Mô hình: Trang trại trồng “Kiwi rừng”, gia công rượu Kiwi, giấm Kiwi

 – Diện tích: 5,000m²

 – Địa điểm: Hàn Quốc 

 – Kinh nghiệm:  35 năm làm nhân viên văn phòng tại thành phố AnDong (안동시), sau khi thôi việc thì trở về xây dựng trang trại.

Sẵn nhắc tới AnDong, thì có một mô hình trang trại khác mà UncleThink đã chia sẻ, bạn đọc có thể tham khảo qua Link này nhé.

1. Lí do ông chọn mô hình trồng Kiwi 

Thứ nhất, mặc dù Kiwi là biểu trưng của New Zealand, tuy nhiên đây là loài vốn có tại các nước Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Trung Quốc. Riêng tại Hàn Quốc thì Kiwi cũng có tới 4, 5 loại. Trong số này, cũng có loại người Việt chúng ta thường ăn, tuy nhiên loại được Mr. Kwon trồng thì khác, loại này nôm na có thể hình dung như 1 kiểu Kiwi rừng[footnote]Hay còn gọi là Kiwi bản địa (tên gốc 토종다래)[/footnote].

UncleThink nghĩ rằng, việc phát triển các giống bản địa sẽ đem đến khá nhiều lợi ích. Vừa dễ trồng, đề kháng cây vốn đã hợp với điều kiện tự nhiên, lâu dài lại tạo nên bản sắc cho doanh nghiệp. Nên mình đánh giá khá cao cho bước đi này của Mr. Kwon.

Nhắc đến dinh dưỡng của Kiwi, bạn nên tham khảo bài viết này của Unclethink để biết cách ăn làm sao không bỏ phí lượng dinh dưỡng phong phú trong Kiwi nhé.

Thứ hai, Kiwi rừng được thần thánh với rất nhiều công dụng như:  chống lão hóa, chưa nhiều vitamin C, chất xơ, hỗ trợ giải khát. Kiwi cũng được liệt vào danh sách của Đông y Bảo Giám[footnote]동의보금[/footnote] chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, tiêu hóa. Nhắc

Thứ ba, Kiwi rừng là loài cây hoang dã, khả năng kháng sâu bệnh tốt, nên việc chăm sóc cũng không mấy khó khăn. Vì là cây thân gỗ nên Kiwi rừng có thể cho thu hoạch liên tục trong vòng 50 năm. Sản lượng thu hoạch của 1 gốc trưởng thành có thể đạt 100kg/lần.

Thứ tư,  ông thích cây rừng nên đó cũng trở thành động lực giúp ông gắn bó với ‘kiwi rừng’, loài cây mà ông cho là ‘rừng rú’ nhất. Đó là một vài lí do khiến Mr.Kwon chọn Kiwi. Ngoài những lí do trên, khi lựa chọn dòng cây chủ lực, chúng ta cũng cần nhìn đến các khia cạnh như: sản phẩm chủ lực của địa phương, hệ thống logistic, nguồn tiêu thụ hàng, kỹ thuật của các hộ lân cận, các thành phẩm đầu ra tiếp theo của sản phẩm.

Về địa điểm, thì tiên quyết là phải tìm nơi có khí hậu, đất đai, nguồn nước phù hợp sau đó mới xét đến vị trí giao thông, logistic,… Lí do bởi nông nghiệp là ngành bám vào tự nhiên mà sống, vì thế những yếu tố nào gắn liền với tự nhiên thì nó phải đặt lên hàng đầu.

Nếu bạn nghĩ mô hình nhà kính thông minh có thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thành phần dinh dưỡng của đất,… thì hãy xét đến chi phí. Với mô hình này chi phí lắp đặt và bảo dưỡng ban đầu thường rất lớn, nên việc áp dụng mô hình nhà kính cho một diện tích lớn không phải là điều mà ai cũng làm ngay được. Kiwi là giống bản địa của Hàn Quốc, nên vốn dĩ nó đã hợp với khí hậu Hàn Quốc rồi. Nên việc lựa chọn nơi trồng Kiwi không khó khăn lắm. Nói chung cuối cùng Mr.Kwon chọn khu vực ven sông, nằm tại chân núi Cheon Deung[footnote]cách thủ đô Hàn Quốc 130km, tên gốc là 천등산[/footnote]để làm trang trại.

 Về năng suất của cây, ông cho rằng mỗi lần thúc cây ra quả thì tuổi thọ của cây sẽ giảm đi. Vì vậy ông chỉ để cây ra quả theo khả năng của nó. Thay vì sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng hay thuốc thúc quả, vào khoảng tháng 2 ông sẽ rải hỗn hợp vôi lưu huỳnh, đến tháng 5 lúc mùa hè bắt đầu, đây là thời điểm côn trùng và cây cỏ tại Hàn Quốc bắt đầu sinh trưởng mạnh, nên chỉ vào thời điểm này ông mới sử dụng thuốc diệt côn trùng 1 lần duy nhất. Vì không sử dụng thuốc diệt cỏ, nên mỗi năm ông sẽ phải làm cỏ khoảng 7~8 lần. Vào mùa hè thì hầu như công việc chính trong trang trại của ông là làm sạch cỏ.

2. Các giai đoạn quan trọng khi trồng Kiwi rừng

Giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau là lúc thích hợp để cắt tỉa cành, bởi lúc này đang là mùa đông và cũng là giai đoạn nhựa cây tạm ngưng lưu chuyển. Mùa đông Hàn Quốc rất khắc nghiệt nên toàn bộ các loại cây đều trụi lá và tạm thời ngủ đông. Do đó, cắt tỉa cành lúc này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến cây. Đến tháng 2, nhựa Kiwi sẽ bắt đầu luân chuyển và một khi đã bắt đầu thì nó sẽ chảy liên tục, nên lúc này sẽ không thể tiến hành cắt tỉa cành được.

Sau khi tỉa cành xong, ông sẽ bón phân chuồng và rắc hỗn hợp vôi và lưu huỳnh lên cả các cành nhánh. Đến tháng 5 là mua cây bắt đầu ra hoa, thời điểm này ông không can thiệp nhiều bơi ông quan niệm đây là vấn đề của tự nhiên, của các loại côn trùng, ong, bướm. Rõ ràng, ông không đè nặng vấn đề năng suất, nên không gia tăng tác động đến khâu thụ phấn. Tuy nhiên, tùy theo mục đích và những ưu tiên của mình mà mỗi người sẽ có một cách nghĩ khác nhau về vấn đề này.

Riêng Unclethink thì rất thích lối trồng trọt thuận theo tự nhiên, không cầu kì, không gượng ép để vạn vật được hài hòa như thế này của Mr.Hwang. Những năm gần đây thiên tai và dịch bệnh liên tục bùng phát, hết Covid-19 rồi lại đến đậu mùa khỉ, hết mưa bão, lũ lụt lại đến hạn hán, nắng nóng kéo dài. Rõ ràng trong cuộc chơi sinh tồn này loài người không phải kẻ làm chủ, vậy nên đừng bao giờ cố gắng đi ngược với tự nhiên.

Khi hoa bắt đầu rụng và đậu quả, lúc này Mr.Hwang sẽ bắt đầu tỉa thưa[footnote]Là công đoạn cắt bỏ một số cành nhánh (hoặc thâm chí là quả) ở những vị trí không thích hợp, nhờ đó có thể điều chỉnh số lượng và chất lượng quả sau này. Tùy theo từng loại cây và mục đích trồng, mà chúng ta cần chia ra số đợt, thời điểm, cũng như mức độ tỉa khác nhau[/footnote].

Trong quá trình tỉa thưa, ông sẽ tranh thủ dùng những cành sinh trưởng khoảng 1 năm tuổi mà vẫn không có nụ quả, từ đó chiết cành làm cây giống. Quá trình chiết cây của ông hiện tại có tỉ lệ chiết thành công là 90%. Tuy nhiên, để có hiệu suất cao như vậy ông cũng đã mất 4 năm thử đi thử lại để nắm vững kỹ thuật cũng như các kinh nghiệm khác. Việc ông cố gắng tập trung kỹ thuật chiết cây không chỉ đơn thuần muốn trồng thêm cây, mà xa hơn ông đang muốn mở rộng trang trại, hướng đén mục tiêu cung cấp cây con cho các trang trại khác.

  • Ươm cây con
  • Cận cảnh kích thước trưởng thành
  • "Nè, mời xơi một miếng!"
  • Cắt ra thì quả nó trông như thế này

Sau các công đoạn chính được kể bên trên, việc quan trọng nhất còn lại là “làm cỏ”. Vì ông hạn chế tối đa việc sử dụng chất diệt cỏ, nên trong khuôn viên trang trại có rất nhiều giun đất và dế. Tuy nhiên, vì có lượng giun dế rất dồi dào nên chuột chũi cùng thường kéo đến trang trại của ông để đào hang, nên cũng ảnh hưởng không ít đến sự phát triển rễ của một số cây Kiwi con. Nhưng đối với ông, đó lại là minh chứng rằng đất vườn của ông đang rất giàu dinh dưỡng, và những gì ông làm là gặp con nào thì sút con đó, không cần làm quá lên làm gì!

Quả thực nhiều người muốn bỏ phố về quê để tránh xa áp lực, xa xô bồ của thành thị, nhưng nếu đứng trước những thử thách từ thiên nhiên mà chúng ta không thể điềm nhiên được, thì quả thực việc về quê đối với bản thân vẫn còn rất khó khăn.

Đến tháng 9, đây là mùa thu hoạch Kiwi, và thu hoạch xong thì cũng kết thúc một năm vất vả trồng dưỡng.

3. Người luôn hỗ trợ từ phía sau

Một điều mà ông lẫn luôn tâm đắc về sự may mắn của mình, đó chính là có một người vợ tâm đầu ý hợp. Ông và vợ cả hai đều rất yêu cây cối, hoa cỏ. Chính vì thế mà hai vợ chồng ông trồng rất nhiều hoa trong vườn. Vợ ông (Ms. Park) chia sẻ rằng: “Hoa nở là đất đang cười, những lúc mệt mỏi được ngắm nhìn hoa cỏ sẽ thấy nhẹ nhõm đi phần nào”.

Trang trại của ông có trên dưới 50 loài hoa, điển hình có thể kể ra như cúc (Rudbeckia), cẩm chướng, hướng dương. Ngoài ra, ông cũng rất mực ân cần với chậu ‘bạch trà’ (hòa trà trắng) mà bố ông đã để lại. Mùa hè thì đặt ngoài sân, đến đông lại mang vào phòng khách. Ở các khu vực ruộng xung quanh, ông còn trồng thêm 100 gốc thông, mục đích là để tạo cảnh quan cho trang trại. Mục đích cuối cùng của ông là xây dựng một trang trại, được bài trí như một công việc, là nơi để quan khách có thể  tham quan và nghỉ dưỡng. Ông luôn thích thú khoảnh khắc đích tay tặng những món quà gần gũi thiên nhiên nhất cho khách hàng, chính vì vậy ông luôn cố gắng tạo một điều kiện trồng trọt thuần tự nhiên, tạo ra mùi vị thuần tự nhiên.

Lối vào đầy hoa của vườn kiwi
Cảnh quan nông trại của Mr.Kwon (Nguồn: Facebook “권용대”)

Bài chia sẻ đến đây là kết thúc, UncleThink hẹn gặp lại các bạn trong bài viết tiếp theo nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *