Sơ lược về mô hình:
– Trại chủ: Lee Ji Hyun (이지현)
– Tên doanh nghiệp: Mohanong [footnote](뭐하농, tạm dịch là “Nhà nông là gì?”, đứng sau cái tên là khát vọng muốn phổ biến cách nhìn mới về nghề nông đến thế hệ tương lai)[/footnote]
– Mô hình: Khu phức hợp trang trại gồm 6 dịch vụ
– Thành lập năm 2020
– Địa điểm: huyện Goesan (괴산군), cách Seoul (thủ đô Hàn Quốc) về phía Đông Nam khoảng 140km

Không dong dài nữa…
1) 6 mô hình dịch vụ tại MOHANONG



- Goods shop: trưng bày và bán các sản phẩm nông nghiệp theo mùa của địa phương, cùng các sản phẩm chế biến của các nghệ nhân.
- Mohanong House: khu nhà đa năng, khu cà phê tráng miệng từ những thực phẩm hữu cơ thay đổi theo mùa, đồng thời còn là nơi trưng bày, triển lãm
- Farm Garden: khu vực trồng trọt chính của trang trại, tuân thủ các tiêu chuẩn về thực phẩm hữu cơ.
- Book Space: thư viện thu nhỏ, trưng bày chủ yếu các sách phẩm về nông nghiệp. Đổng thời còn là không gian dành cho đối tượng khách tham quan thích yên tĩnh, thậm chí có thể liên hệ đặt trước phòng Private để thảo luận nhóm.
- Space to Create: được thiết kế dạng Office, có bàn làm việc cho cá nhân. Thường được sử dụng để tổ chức sự kiện, seminar/forum.
- Farm Kitchen: khu vực bếp dùng chung, thường được dùng để chế biến các nông sản của trang trại. Nhiều chương trình đa dạng cũng được tổ chức tại đây.

2) Sự khởi đầu của Mohanong
Cũng giống bao người trẻ bấy giờ, vợ chồng nữ trại chủ cảm thấy ngột ngạt trong công việc văn phòng và khoảng thời gian thoải mái nhất của một ngày có lẽ chỉ lả chút vỏn vẹn của bữa cơm muộn sau khi tan làm. Đối với hai vợ chồng mà nói, khoảng thời gian ngắn ăn uống cùng nhau này cũng thật xa xỉ.
Sau những thủ thỉ với mong muốn tìm về chốn miền quê yên bình, hai vợ chồng trẻ đều xuất thân là dân văn phòng, đã quyết tâm trờ về Goesan. Tại đây cả hai đã khởi đầu với nấm hương, thứ đặc sản nổi tiếng nhất tại miền đất nhiều núi, cách thủ đô Seoul khoảng 140km về phía Đông Nam.
Cả hai đều là “tay mơ làm thơ”, vậy nên khi bắt đầu đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Có những khoảng thời gian số vốn dồn vào lại không mang về đủ lợi nhuận, lúc này nữ trại chủ phải đi dạy gia sư để kiếm thêm thu nhập.
Sau khi về Goesan, cả hai tìm đến trung tâm kỹ thuật nuôi trồng tại địa phương và bắt đầu học hỏi kinh nghiệm. Chính nhờ sự giúp đỡ của các lão làng hàng xóm đi trước cũng như những chuyên gia tại địa phương, dần dần hai vợ chồng từ con số 0 cũng đã đi lên đến mức có thể tự tin giúp lại những người mới vào nghề.
Bạn đọc chú ý nhé, lúc này 2 vợ chồng vẫn chưa thành lập Mohanong, công việc chính vẫn là chăm sóc trang trại nấm hương. Việc chuyên tâm quản lí trang trại diễn ra trong khoảng 2 năm.

3) Từ trang trại nấm đến thành lập Mohanong
Trong quá trình làm nông nghiệp, nhận ra đại đa phần thế hệ trẻ chưa thật sự hiểu rõ về nghề nông. Trại chủ Lee đã cùng chồng và một số người bạn cùng chí hướng, quyết tâm thành lập Mohanong.
Trong năm đầu tiên, đội ngũ gồm 6 thành viên tuần nào cũng họp đều đặn, đặc biệt không một lần nào có người vắng mặt. Cứ thế liên tục trong suốt 1 năm, cả 6 người với nhiều sáng kiến và thế mạnh của riêng mình, đã dần dần định hình nên Mohanong như hôm nay.
Đồng hành suốt quá trình đó, cả đội luôn kiên định với mục tiêu giúp giới trẻ có một cách nhìn mới về nông nghiệp, luôn bám sát với tham vọng, một ngày nào đó, nghề nông sẽ trở thành một nghề hot, giống như độ hot của luật sư, bác sỹ bây giờ vậy.
Trên quan điểm của UnlceThink, quan sát những năm gần đây, tất thảy ai nấy đều đã dần dần ý thức được những thứ con người tác động lên tự nhiên, cũng như những thứ mà tự nhiên có thể tác động ngược lại tới con người. Từ Covid-19, Elnino tới đậu mùa khỉ,… dần dà chúng ta đã biết “tự nhiên mới là kẻ cầm đầu”.
Thực tế mà nói, tuy thấy gần đây số lượng người trẻ Việt Nam bỏ phố về quê nổ ra khá rầm rộ, nhưng dường như tất cả đều còn thiếu một chút kiên trì, thiếu một chút thực tiễn, đồng thời về phía chính phủ cũng thiếu một chút quy hoạch. Tuy nhiên, khi nhìn vào đó, có thể nhận thấy giới trẻ cũng đã phần nào đang tiến gần hơn đến nghề nông, cái cội nguồn của nền văn mình nhân loại hàng nghìn năm trước.
Vì thế UncleThink cũng kỳ vọng như Mohanong, đưa nghề nông trở thành một trong những nghề Hot của thời đại.

4) Chút tâm sự cuối
Thật sự, trong số những mô hình mà UncleThink đã chia sẻ, những lí tưởng mà Mohanong hướng tới có thể nói là lí tưởng “ưng bụng nhất” của UncleThink.
Họ muốn đưa nghề nông trở thành một trong những nghề mà mỗi khi hỏi “Sau này lớn lên con muốn làm nghề gì?”, thì thay vì bác sỹ, luật sư, bọn trẻ sẽ nói: “Lớn lên con muốn làm nông dân”.
Họ muốn nhắn nhủ, rằng nghề nông không chỉ là trồng trọt, không chỉ là kiếm ăn, chăn nuôi sản xuất, mà nghề nông còng có một sự tinh túy trong hòa hợp, tiếp xúc với thiên nhiên. Hơn nữa, nghề nông còn là cách duy trì nhiều nét văn hóa tín ngưỡng thuận tự nhiên.
Vì vậy, UncleThink cũng rất hy vọng, giấc mơ đưa những nhận thức mới về nông nghiệp đến giới trẻ của Mohanong sẽ thành công hơn nữa.

Bài viết đến đây là kết thúc, hẹn gặp lại các bạn trong bài chia sẻ tiếp theo nhé!