1. Kiwi và công dụng
Cần làm rõ một điều, tính đến hiện tại, trên thế giới có rất nhiều loại Kiwi, trong đó loại quốc dân nhất chính là “Kiwi lông vàng”, không cần bàn đến màu sắc của phần ruột.
Dù chủng loại đa dạng là vậy, nhưng thành phần dinh dưỡng trong Kiwi, dù là giống nào cũng đều rất đa dạng và tốt cho sức khỏe.
Ngắn gọn có thể kể đến hàm lượng chất xơ lớn, rất có lợi cho tiêu hóa, giảm táo bón. Ngoài ra còn có lượng Vitamin C cao, mineral, polyphenols[footnote]Là tên gọi chung của một đống các loại hợp chất hữu cơ thực vật khác nhau, có tác dụng chống lão hóa, giảm huyết áp cao[/footnote], Axit Folic[footnote]có hiệu quả tốt trong tái tạo và phục hồi tế bào[/footnote]
Thế nhưng nghiệt một nỗi là những chất trên lại tập trung rất phong phú trong…vỏ của Kiwi. Vậy nên, giờ hãy cũng chuyển xuống bên dưới để cùng UncleThink tìm hiểu kỹ hơn về Kiwi nhé!



2. Vậy để tận dụng tất cả các dưỡng chất trên thì sẽ phải ăn vỏ Kiwi sao!?
Một số loại rau củ, trái cây có chất dinh dưỡng nằm nhiều trong phần vỏ như dưa chuột, khoai tây, ổi, cam,… Và Kiwi cũng được nằm trong danh sách này.
Như bên trên đã nói qua, Kiwi hiện nay có khá nhiều chủng loại. Tôi sẽ đơn giản chia làm hai loại. Một loại có lông ở ngoài vỏ và một loại… không lông.
Nói về loại có lông, thì giống này hết sức quen thuộc với người dân Việt Nam, bởi “đó giờ ăn hoài ấy mà!”. Loại có lông đa phần sẽ chia làm 2, gồm loại ruột xanh và ruột vàng. Ruột vàng thì lông mảnh và yếu. Còn ruột xanh thì lông dài và hơi cứng nên lúc rửa cũng cần phải tỉ mỉ hơn.
Cách để bỏ lông Kiwi khá đơn giản. Đầu tiên ngâm Kiwi tầm 2~3 phút trong nước pha giấm. Sau đó dùng miếng chà nhám cạo phần vỏ thì sẽ giúp bỏ được phần lông Kiwi. Đến đây là có thể ăn được vỏ Kiwi rồi. Vậy là mình đã giới thiệu xong cách để rửa sạch lông trên vỏ Kiwi cùng những lí do khiến chúng ta thấy việc ăn vỏ Kiwi là một điều sáng suốt chứ không chỉ là “cuồng ngôn”.
Nói là vậy, cách làm đơn giản là thế, nhưng thực tế liệu có mấy người sẵn sàng làm các bước này để ăn vỏ Kiwi!? Nếu là tôi thì tôi cũng thấy làm biếng nữa!
Một xu thế gần đây cho thấy, lượng trái cây, rau quả chỉ cần sơ chế, rửa đơn giản là những loại thường được người tiêu dùng ưa thích hơn. Đặc biệt chúng được mua nhiều hơn các loại “mua về còn phải làm này làm nọ rồi mới ăn được[footnote]ví dụ như nho, ổi, mận, dâu tây, dưa chuột, rửa sạch là ăn ngay[/footnote]”. Đây chính là “xu hướng tiêu dùng làm biếng”.
Trong thời đại mà việc chờ 1 giây đèn đỏ cũng thấy áp lực, trễ 1 giây quẹt thẻ chấm công đi làm cũng phải làm tường trình này kia, hoặc đôi khi chỉ chậm 1 cú nhấp chuột cũng bị tuột mất cơ hội mua hàng giảm giá, thì chuyện “làm biếng rửa trái cây” nghe có vẻ cũng hợp lí.

Nếu bạn vẫn còn nhớ và tò mò về loại Kiwi không lông được nhắc bên trên trông như thế nào, hãy đọc tiếp ở Link này nhé! Nói thêm về lí do giống Kiwi không lông được nghiên cứu mở rộng, thì một phần bắt nguồn từ xu hướng tiêu dùng bên trên. Đặc biệt hơn là Hàn Quốc còn có một số loài Kiwi rừng[footnote]토종다래[footnote] tự nhiên từ xưa đến giờ.
Vì thế mà Bộ phát triển nông nghiệp và nông thôn Hàn Quốc mới cố gắng phát triển thêm một số giống không lông mới để đáp ứng như cầu “làm biếng” của người tiêu dùng. Kết quả thì đúng như tên gọi, giống này hoàn toàn không có lông, độ ngọt và tỉ lệ thịt, độ mọng đều được cải thiện so với giống Kiwi thông thường. Chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết của UncleThink trong Link này nhé.
3. Chọn mua và bảo quản Kiwi như thế nào?
Kiwi là loại trái cây sẽ trở nên ngọt và mọng nước nhất khi chín. Tức là càng chín thì Kiwi sẽ càng mềm. Cho nên khi đi mua, nếu cảm giác phần vỏ của Kiwi mềm mềm, lúc ấn nhẹ vào vẫn còn độ đàn hồi, thì lúc này mua về là có thể ăn được ngay. Tuy nhiên nếu gặp quả mềm đến mức mất độ đàn hồi khi ấn nhẹ thì chứng tỏ quả này đã quá chín, độ mọng nước đã vượt quá mức “ngon”. Lúc này, tốt nhất không nên mua quả đó!

Nói đến cách bảo quản Kiwi thì không khó. Tuy nhiên, tùy vào sở thích và thời điểm muốn ăn[footnote]ví dụ như muốn ăn ngay hay muốn đợi vài ngày nữa để ăn cùng ai đó[/footnote] thì sẽ có những cách bảo quản khác nhau.
Trường hợp mua quả đã chín nhưng không muốn ăn ngay, thì chỉ cần đơn giản bảo quản trong tủ lạnh cũng bảo quản được từ 4~7 ngày. Tuy nhiên, vì phần lông của Kiwi dễ rụng và bay trong tủ lạnh, nên để tránh trường hợp này, bạn nên rửa sạch, để ráo nước, rồi mới bỏ vào tủ.
Còn trường hợp mua quả bị hơi sống, thì cần đặt Kiwi nằm chung với một số loại trái cây sản sinh ra nhiều ethylene như táo, chuối để đẩy nhanh quá trình chín. Sau đó, chỉ cần bảo quản chúng ở điều kiện nhiệt độ thường là xong. Còn nếu muốn “hãm” tốc độ chín của Kiwi lại, thì chỉ cần giảm thời gian tiếp xúc giữa nó với mấy loại quả kia đi là xong.
Bài chia sẻ của mình đến đây cũng xin kết thúc, hẹn gặp lại các bạn cùng UncleThink trong bài viết tiếp theo nhé!